08/07/2020
Trước cuộc đua mở rộng về quy mô, tăng số lượng sản xuất và chiến thuật marketing; xu hướng phát triển bền vững và marketing vì cộng đồng đang dần chiếm ưu thế.
Kể từ đầu năm 2020, rất nhiều doanh nghiệp lớn, nhỏ trên khắp thế giới đã chứng kiến một sự thay đổi lớn, tác động mạnh mẽ tới chiến lược kinh doanh, định hướng truyền thông. Cả nhà cung cấp và phía người tiêu dùng đều nhận ra giá trị của phát triển bền vững cũng như sức mạnh của marketing vì cộng đồng. Hai yếu tố này có tầm ảnh hưởng sâu rộng, mang lại hiệu quả cao hơn so với chiến lược tập trung vào gia tăng số lượng sản xuất và truyền thông rầm rộ về sản phẩm.
Ngày nay, những tác động của các ngành công nghiệp đến môi trường ngày càng nghiêm trọng; đòi hỏi doanh nghiệp cần phải phát triển bền vững hơn; đặc biệt là trong ngành công nghiệp thực phẩm. Yêu cầu phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, có ích cho cộng đồng dân bản địa đã được nhiều doanh nghiệp chú trọng từ rất sớm. Không chỉ xem đó là kim chỉ nam, một số tập đoàn lớn như: Tập đoàn King Car, cha đẻ của thương hiệu cà phê lon Mr. Brown còn xem phát triển bền vững là trách nhiệm thương hiệu.
Riêng với ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống, những người đứng đầu thương hiệu Mr. Brown nhận định: Mỗi ngày trên thế giới có hơn 1 tỷ người uống cà phê và để đáp ứng thị trường cà phê khổng lồ như vậy, khả năng ảnh hưởng đến rừng mưa nhiệt đới hoặc rừng khác và thay đổi giá trị kinh tế của cây cà phê là rất lớn. Vấn đề cân bằng giữa việc cung cấp hạt cà phê với bảo vệ môi trường sinh thái là chủ đề đòi hỏi sự quan tâm nghiêm túc từ những nhà cung cấp sản phẩm cà phê toàn cầu. Trước vấn đề này, Mr. Brown đã tham gia vào Liên minh rừng mưa nhiệt đới, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế duy trì và bảo tồn hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới theo những cách có lợi cho doanh nghiệp và xã hội.
Kèm theo đó, để đảm bảo quy trình sản xuất thân thiện với môi trường và giảm thiểu ô nhiễm. Hệ thống nhà máy King Car sản xuất cà phê Mr. Brown đã: Thiết lập thiết bị xử lý nước thải và khí thải để giảm ô nhiễm nước và không khí; Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảm lượng khí thải carbon hàng năm; Thuê các nhà sản xuất tài nguyên để tái chế phế liệu sắt lá hoặc các vật liệu đóng gói có thể tái chế khác; Hợp tác với các nhà cung cấp chuyên nghiệp để tái chế và tái sử dụng các bã cà phê để làm các sản phẩm dệt may hoặc sản phẩm khử mùi …
Cũng như King Car, nhiều tập đoàn khác như: The Bodyshop, Google, HSBC,…cũng phát triển chú trọng đến môi trường.
Nói về marketing vì cộng đồng. Nếu như trước đây, từ cuối 1990, người tiêu dùng quan tâm chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã, chính sách khách hàng, bảo hành thì từ khi mạng xã hội trở thành một thế lực truyền thông nổi bật, người tiêu dùng cũng trở nên thông thái hơn. Sự chú ý về sản phẩm cần được kích thích thông qua những yếu tố nhân văn, tinh thần của thương hiệu. Và điều đó đang trở thành xu thế truyền thông mới, tạo giá trị khác biệt cho thương hiệu.
Người tiêu dùng hiện nay luôn có nhu cầu được đóng góp vào sự phát triển của xã hội và các giá trị nhân đạo. Họ ưu ái sử dụng sản phẩm từ các doanh nghiệp có thể tác động đến việc giải quyết các vấn đề chung của nhân loại như nghèo đói, bình đẳng và các vấn đề xã hội…
Ngày càng nhiều doanh nghiệp hiểu và thể hiện điều này qua các chiến dịch marketing vì cộng đồng. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn chú trọng khai thác những khía cạnh rất gần gũi, bình dị trong xã hội, những góc khuất trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Đơn cử như ngày của Cha 2020, thương hiệu cà phê lon Mr. Brown đã tung một chiến dịch marketing với thông điệp giản đơn nhưng đủ khiến giới trẻ Việt Nam hào hứng đón nhận, câu chuyện “Bạn đã bao giờ cà phê cùng ba chưa?” Xoay quanh chủ đề “khoảng cách giữa ba và con trai trưởng thành”, hai đối tượng kiệm lời nhất trong gia đình, tưởng chừng như khi tuổi của cả hai càng tăng lên thì càng khó có thể tìm được điểm chung để cùng ngồi xuống nói chuyện thẳng thắn với nhau. Được sống và làm theo điều mình mong muốn, bước qua mọi định kiến từ lâu đã luôn là niềm khao khát sâu thẳm trong mỗi con người mà chưa hẳn ai cũng dám nói ra. Thông điệp ấy đã được nhắn gửi khéo léo và thực sự khiến người xem phải suy ngẫm.
Về khía cạnh sống trẻ, thương hiệu khuyến khích giới trẻ dám nói nên suy nghĩ bản thân, dám mở lòng cùng thế hệ đi trước với một thái độ tiếp thu, cầu thị, để gia đình trở thành chỗ dựa tinh thần để mình tiếp tục theo đuổi đam mê, mục tiêu và sở thích riêng. Về mặt xã hội – văn hóa, Mr. Brown muốn xóa bỏ lằn ranh cách biệt thế hệ rằng quan niệm truyền thống hay lối sống hiện đại không có đúng hay sai, mà phụ thuộc vào góc nhìn của từng người. Người Việt trẻ sống trong xã hội hiện đại dù có nhiều cơ hội tiếp cận cái mới, vẫn có thể lựa chọn sống theo ý mình dù đó là những sở thích hoài cổ hay tân tiến. Cũng như một tách cà phê nóng phảng phất hương thơm luôn đủ sức quyến rũ, làm say lòng người, nhâm nhi thưởng thức cùng một tờ báo; nhưng với những ngày công việc chất cao như núi, ngồi cũng chẳng yên thì ngại gì khui một lon cà phê Mr. Brown ướp lạnh, gọn lẹ nhưng vẫn đủ đầy màu sắc của hương vị. Thông điệp gia đình nhẹ nhàng, nhưng bất cứ cá nhân nào cũng nhìn thấy bản thân mình trong câu chuyện ấy, chính là cánh cửa mà một thương hiệu cà phê lon vốn đã rất nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới muốn chạm vào trái tim của người tiêu dùng Việt Nam.
Hiện tại, Mr. Brown được phân phối tại hơn 10.000 cửa hàng, siêu thị trên toàn thế giới. Ở Đài Loan, ngoài bán sản phẩm, đã có hệ thống 60 quán cà phê. Tại Đức và Cộng hòa Czech, Đông Mỹ, Tây Mỹ, những thị trường ban đầu cũng rất lạ lẫm với cà phê lon nhưng với phong cách và hương vị mới lạ cùng định hướng thương hiệu gắn liền phát triển bền vững và marketing vì cộng đồng, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm được đánh giá tốt và đang không ngừng mở rộng.